🍣 ăn

Món Bắc

Trước ngày xách balo lên và đi, mẹ dặn con phải trữ sẵn một số lương khô; một là phòng khi đói, hai là biết đâu đồ ăn lạ không hợp khẩu vị lại thành ra hành hạ bao tử. Và mặc dù bằng dặn dò, thốc ép, cưỡng bức các kiểu, con vẫn không mang theo một cái gì, ăn được trong suốt chuyến hành trình.

 Đơn giản là con luôn quan niệm, ẩm thực chính là văn hóa. Đã đi mà không thưởng thức đặc sản, không đón nhận được sự mới lạ thì đi không thỏa, phí hoài những trải nghiệm lắm. Hơn nữa, còn cả một nền văn hóa thủ đô đồ sộ đang đợi con đến vừa ăn ngập mặt vừa thỏa sức tung hoành ?

À mà tóm lại là thế này, vì tinh thần dành cho ẩm thực quá sức to lớn nên có thể thích nghi gần như vô điều kiện với các món ăn tứ phương, từ nội địa đến ngoại quốc. Cụ thể là thay vì người ta ồ lên: “Sao món này mùi vị lạ vậy, tôi ăn không được đâu !” thì mềnh sẽ chuyển tiếp đến giai đoạn cuối: “Êiii *sau khi no say* biết bao giờ được ăn lại, huhu !”.

Vậy nên, chuyến phượt Hà Nội này thực sự là một tour ẩm thực tuyệt vời – tìm về những phiên bản hương vị gốc gác, thoang thoảng giữa phố cổ 4000 năm Văn Hiến.

          NINH BÌNH

  •           Quán ăn Bảo Khuyên,

            43 Lương Văn Thăng, Đông Thành, TP.Ninh Bình.

Một cuốn bánh tráng – thịt dê – dưa chua, rồi nhúng mắm nêm vô địch.

Bàn ăn hoành tráng một trưa Ninh Bình, gồm ba đặc sản: dê núi (áp chảo), gà đồi (luộc) và cơm cháy (phơi sương). Món phụ là canh nấm và rau luộc.

Hỏi chị chủ quán gà đồi nên nấu thế nào mới lột hết được hương vị, thì chị nói chỉ có luộc. Thì chỉ có cách đơn giản nhất mới ăn được vị dẻo dai, thanh đạm của chúng gà.

Cơm cháy đượm vị khen khét, rất dậy mùi. Không ngấy và dễ nghiện. Có thể trữ trong điều kiện bình thường đến 3 – 4 ngày mà vẫn giòn, không vỡ vụn.

Dê núi thần thánh của cả bàn ăn. Có thể nói là phần ăn nhỏ nhất bàn, nhưng vị thịt thì khỏi chê. Cả thịt, cả mè, cả tỏi phi vàng, cả dầu loang loáng đều vô cùng hấp dẫn.

          SAPA

  •           Quán ăn đi dọc bờ hồ,

Sapa là một khái niệm khác so với Hà Nội, khu trung tâm đơn giản đến người ta đi mà chẳng thèm nhớ tên đường, càng không sợ lạc mất đường về. Cứ đi dọc bờ hồ sẽ đến ngay quán ăn.

Đặc điểm chung của các quán ăn ở đây là không có sẵn giá trên menu, giá tăng động theo vụ mùa, mùa thịt và mùa khách. Cô chủ quán khá nhiệt tình khi vô tình discount cho tụi nhỏ 50k vì tính toán nhầm lẫn. Hại mỗi lần đi qua đều ám ảnh bị dí lại đòi tiền ~

Lợn cắp nách xào ớt chuông, cá hồi nướng và ngọn su su xào tỏi.

Bộ ba bất bại của thịt heo: nạc, mỡ, da đem xào với ớt chuông, hành, lá chanh và lửa lớn. Để đạt được độ dai, béo, mềm vừa phải, hơi hăng nồng, hơi chát lạ cho một tối Sapa muộn.

Cá hồi nướng giấy bạc. Phần da kèm mỡ thơm béo, phần thịt hồng tươi còn nguyên vị và những tép xả vàng rộm khiêu khích.

Thật ra khi chưa ăn, nghe cá hồi đã rất thích rồi.

  •           Quán nướng bờ hồ.

Nhất định phải ăn qua đồ nướng khi đến Sapa, vì khi đó mới biết từng xiên thịt nóng hổi, thơm phưng phức trong sương đêm lạnh lẽo đáng giá thế nào. Có hai khu vực đồ nướng chính: chợ Sapa và dọc bờ hồ. Có lẽ tối muộn nên khu bờ hồ đông đúc rộn hơn hẳn.

Ở Hà Nội fail món lòng rán Gầm Cầu thì ta lên Sapa ăn lòng nướng bờ hồ. Đêm mà ăn lòng nướng thì đặc biệt ngon luôn.

Các xiên thịt. Thịt cuộn nấm và thịt cuộn rau. Nấm luôn giòn và rau hơi chát.

 Ngoài ra, khu nhà thờ và quảng trường lớn còn có văn nghệ miễn phí từ chú Tây và các bạn trẻ.

  •           Quán ăn trong bản Tả Phìn.

Vào bản trước hết là lăn xuống xe, deal các thứ về món ăn, giá cả linh tinh xong mới có thể vi vu vào bên trong. Gà lợn sẽ bị bắt và nấu ngay trong thời gian đó.

Lợn cắp nách thì chính là lợn cắp được bằng nách. Ngoài ra, những con to béo hơn, cắp không được nữa thì gọi là lợn bản. Đến bản thì ăn lợn bản. Lợn bản được bầm ra, xiên lại rồi lên lò nướng. Hương vị dân dã không gia vị lằng nhằng.

Và gà phải mổ liền một đôi mới set được bàn ăn. Một con nướng, một con hấp xả và lá chanh thái sợi.

          HÀ NỘI

  •           Bún Thang,

          12 Hàng Gà, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Vì Hàng Gà cứ phải có gì đó liên quan đến gà nên có bún thang và thịt gà trong tô bún đầy ù ụ.

Điều khác biệt đầu tiên đối với ẩm thực phương Bắc chính là cốc trà đá. Chưa kể phải mặc định chuyển từ “ly” sang “cốc” mà trà ở đây, đậm màu, đậm mùi cũng đậm vị hơn. Thật ra cũng không biết có nên gọi là cốc chè đá. Nghe không suông.

  •           Phở cuốn 31,

          31 Ngũ Xã, quận Ba Đình, Hà Nội.

Nằm trong đặc khu Ngũ Xã chuyên và chỉ phục vụ phở cuốn các kiểu. Đến khách phương xa về cũng nhầm tưởng thức quà ấy từ lưu truyền từ Ngũ Xã xa xôi lắm, chứ không nghĩ rằng là một góc rất gần trong lòng Hà Nội.

Một trong những quán ăn được các bề trên yêu cầu PHẢI-ĐẾN.

Phở cuốn và mang thành công phong cách Sài Gòn ra Hà Nội. Tính cả thời gian ngồi vào bàn đến bước ra khỏi quán chưa đầy 20p, hứng trọn bao ánh mắt trầm trồ ngưỡng mộ, cũng có thất thần ngạc nhiên của quần chúng xung quanh.

Phở xào. Bánh phở nằm ngay dưới lũ rau thịt phủ kín.

Phở chiên phồng. Lần đầu tiên ăn món này, giữa lòng Hà Nội nên luôn có cảm giác rất lạ, rất ngon và sau đó thì thèm vô bờ bến.

  •           Cơm rang dưa bò Bà Dung,

          38 Mã Mây, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Thực ra người nông dân lần đầu lên thành đã lầm tưởng dưa trong ‘cơm rang dưa bò’ là dưa leo chứ không phải cải chua. Thế mới biết khác biệt ngôn ngữ Bắc-Nam. Mà cũng không liên quan lắm, nhưng ‘cơm rang dưa lòng’ quá sức tuyệt vời.

  •           Cà phê Giảng,

          39 Nguyễn Hữu Huân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hà Nội xưa không bắt đầu buổi sáng bằng take away coffee, mà chuộng cà phê trứng như một lẽ thường tình. Một trong bộ tứ “Nhân, Nhĩ, Dĩ, Giảng” một thời kiến tạo nên nền văn hóa cà phê Hà Nội, nay chỉ còn cà phê Giảng ở lại, níu giữ hơi thở xưa cũ.

  •           Phố Tây Tạ Hiện

           Dọc phố Tạ Hiện, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Dù là du khách từ Âu Mỹ xa xôi hay chỉ là phía Nam 1680km cũng đến Tạ Hiện để hòa mình vào không khí đêm nhồn nhộn, cùng quẫy tưng bừng. Đặc biệt có món cánh gà rang muối siêu ngooooooooooon như vậy.

Cánh gà rang muối chấm tương chua ngọt. Yooo~ I wanna be back, I wanna be baaaaack !!

Bia hơi 5k/cốc. Lần đầu tiên ra phố uống bia như vậy ~

  •           Phở 10,

          10, Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Nhắc đến Phở truyền thống Việt Nam, nghĩ ngay đến Phở Bát Đàn, nức tiếng từ hương vị đậm đà trong từng sợi phở song hành cùng phong cách “vừa ăn vừa chửi”, trò chơi tập thể “rồng rắn lên mây” trước khi ngồi được vào bàn. Thế nhưng người nông dân đã mang văn hóa Sài Gòn đến đất Bắc, tìm đến một phương án an toàn hơn. Đậm đà đậm đà.

Nước dùng vừa trong vừa đậm vừa ngooooooon cơ.

  •           Bún Ốc Nguội Ô Quan Chưởng,

Cứ đi đến Ô Quan Chưởng, ngó hai đầu hai bên, thể nào cũng dòm ra quán bún ốc nguội nép mình trên vỉa hè. Một món ăn của Hà Nội xưa.

Bát nước ốc hăng nồng và một chút cay, khi bưng ra hãy còn âm ấm tay, nhưng khi dùng chung với bún man mát thì thành ra nguội hẳn. Ồ, hóa ra nguội thật !

  •           Bánh mì sốt vang,

          252 Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Khác bò kho thường ăn ở nước dùng sóng sánh và một chút nồng.

  •           Trà chanh hồ Tây

           Dọc hồ Tây, quận Ba Đình, Hà Nội.

Nhấm nháp trà chanh, ngắm hồ mênh mang mênh mang.

  •           Kopiteh coffeeshop

           50A Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Một trong những địa điểm phải-quay-lại-ngay-khi-có-cơ-hội. Phong cách quá dễ thương tinh tế với hai màu xanh tối nhạt và vàng tươi tắn chủ đạo, có gỗ, có note tùy ý và có món chè khúc bạch siêu ngon. Kết quả là người nông dân về đến Sài Gòn vẫn lưu luyến day dứt không thôi ~

Matcha set, trà sữa Thái và blended Nhật.

Kết thúc chuyến đi quá nhanh, một số món và một số địa điểm trong To-eat List còn chưa kịp gặp được nhau. Thật sự hứa hẹn một lần nữa quay lại thủ đô cổ kính, tiếp tục phượt qua đường ẩm thực tuyệt đẹp này ~

<Sài Gòn một trưa dìu dịu nhớ những vạt nắng Hà Nội>

11.30am, 14.08.2014