🍓 sống

Train to Busan (2016)

Zombie không đáng sợ, thế giới chúng ta đang sống mới đáng sợ

( bộ phim về xác sống đầu tiên đến từ Hàn Quốc )

Giữa kinh dị và thót tim là những cảm xúc sâu sắc rất Hàn. Khiến người xem một phút trước giật (nảy) mình thì một phút sau đã không kiềm được xúc động nước mắt ròng ròng. Hưn bánh bèo trước giờ cạch mọi thể loại kinh dị, đại dịch, tận thế vì nặng nề quá, đã 2 lần đi xem và trở thành fan cuồng ._.

Xác sống không phải nhân vật chính (hiển nhiên rồi !) vì chúng ta còn có những mối quan hệ đáng quan tâm hơn – với gia đình và với xã hội, và bản chất của nó dần được bóc mẻ một cách tàn nhẫn.

_________________________________________________________________

#1 Bố của con gái

train-to-busan-chuyen-tau-sinh-tu-ngap-tran-xac-song-14691689683345

Với người dưng, bố từ một người dửng dưng trước sự an nguy của người khác đến một lần được cứu (người chồng và gã ăn mày), lương tâm thức tỉnh và giúp đỡ người khác. Đó là pha cứu gã ăn mày trong gang tấc, đau đớn chứng kiến người chồng hi sinh, phát điên phá cửa và phát điên đấm vào mặt ông COO vì tất cả những mất mát bất lực.

Với con gái, bố lạnh lùng và luôn bận rộn. Nhưng xuyên suốt mạch phim, bố sống và chiến đấu chỉ vì một lý do duy nhất: bảo vệ con gái. Vượt qua 4 toa tàu đầy xác sống ghê tởm, vượt qua giới hạn thể lực và cuối cùng là hi sinh cả bản thân mình. Giây phút (bóng) bố nhảy từ trên tàu xuống và tiếng gào thét nát tim gan của con gái là lúc mọi thứ vỡ òa. Cuộc chiến quá nhanh quá nguy hiểm không để hai bố con có thời gian nói rõ lòng mình nhưng dù chuyện gì xảy ra, bố vẫn là bố, con gái vẫn là con gái, tình cảm bao la vẫn là một phần khắc sâu trong xương cốt (phân đoạn này là thế mạnh của phim Hàn, đặc tả đúng chỗ, vừa đủ súc tích, vừa đủ xúc động khiến cả rạp khóc như mưa)

#2 Chồng của người vợ và trang nam tử

11(1)

Là một người đàn ông bình thường có vợ và chuẩn bị lên chức bố.
Là một người đàn ông không bình thường tếu táo, ngang tàng và truyền đến người xung quanh năng lượng sống mạnh mẽ (cảm hóa người bố và gan góc dẫn đầu 3 người vượt qua 4 toa xác sống)

Trước và sau khi là chồng người ta thì ông chú này vẫn là một trang nam tử đội trời đạp đất, chính là thái độ không bỏ rơi người khác trong hoạn nạn, dù chỉ là người dưng. Nhân vật chặn cửa và kiềm chân xác sống chủ chốt trong phim. Và là nhân vật sinh ra để bị chính những người từng được mình cứu sống, phản bội. Vậy mới thấy xã hội vị kỉ, tàn nhẫn và cay nghiệt ra sao.

#3 Người mẹ của năm

busan_2

Người mẹ bụng bầu chạy nhanh hơn xác sống.
Người ta hỏi đào đâu ra một siêu nhân vô thực như vậy ?

Mình không biết, mình cũng làm không được vì chưa bao giờ phải đau đến chết đi sống lại vì chứng kiến chồng hi sinh và dốc hết sức bình sinh để đứa con trong bụng được sống, sống luôn cả phần bố nó. Nhưng nếu bạn trong tình cảnh đó, với tình yêu phi thường, biết đâu bạn cũng làm được đó. Tháng trước chúng ta biết người mẹ công an Hà Tĩnh từ bỏ điều trị ung thư, giữ tư thế ngồi suốt 9 tháng để cứu đứa con trong bụng. Chúng ta cũng từng biết nhiều ca mẹ bầu gặp nạn, chết não, chỉ còn tim đập lay lắt từng ngày chờ đứa con chào đời rồi tắt lịm. Mỗi người mẹ đã là điều kì diệu phi thường.

Trước khi lên án gay gắt nhân vật trên thì hãy nghĩ lại một chút.

#4 Cặp đôi gà bông

phim-kinh-di-xac-song-train-to-busan-cap-ben-viet-nam-hinh-2

Cặp đôi từng khiến mọi người cảm động bởi tình cảm thuần khiết, không một ngần ngại cùng nhau sống, cùng nhau mất đi hóa ra được lấy cảm hứng từ đại nạn chìm phà Sewol ở Hàn Quốc năm 2014. Năm ấy, trong công cuộc vớt xác nạn nhân, người ta tìm được xác hai học sinh, mặc áo phao buộc chặt vào nhau, mãi mãi không tách rời.

Đó là cô bé điên cuồng chống lại nhóm người tàn nhẫn để cứu cậu trai. Đó là chàng trai ngây dại liên tục xin lỗi cô gái vì đã không thể bảo vệ cô ấy và cùng cô ấy nhiễm bệnh.

Thiệt tiếc là đoạn này ngắn quá huhu, không có thời gian phát bệnh của cô bé ._.

#5 Gã ăn mày

Nhân vật trải qua nhiều biến cố, gặp nguy hiểm – được cứu – lại gặp nguy hiểm – lại được cứu.

Gã ăn mày tượng trưng cho phần tử thấp kém trong xã hội, đồng thời cũng được khắc họa một cách vô dụng (mất lý trí, rách việc, đợi được cứu) nhưng sau cùng trở thành anh hùng. Chúng ta cần biết không được đánh giá nhân cách con người qua vỏ bọc bên ngoài và cả năng lực của họ, biên kịch truyền tải như vậy. Vì họ (luôn) biết cần phải bảo vệ gì và sống vì giá trị gì. Và gã có ý chí sinh tồn mạnh, lúc ấy biết rằng mình cứ sống cũng chẳng còn ý nghĩa gì.

#6 Đôi chị em già

Người chị luôn nghĩ và hành động cho người khác.
Người em luôn coi rẻ những hi sinh của người chị.

Tương tự như mối quan hệ huyết thống của người bố – con gái, dù quan điểm sống của họ có khác biệt như thế nào thì tình cảm vẫn tồn tại. Và biến chuyển thành cực đoan. Bước đi không tưởng của người em là minh chứng cho nhân quả tuần hoàn đối với những kẻ máu lạnh toa 15, người tàn nhẫn sẽ phải hứng chịu kết cục tàn nhẫn.

#7 Ông COO phản diện

train-to-busan

Một mình ổng cân cả đoàn tàu.

Thanh niên lớn giọng quyền lực muốn đi đâu thì đi, muốn tàu dừng ở trạm nào thì tàu phải dừng ở trạm đó, muốn ai cản đường phải biến đi thì phải biến đi (dùng dư luận), muốn ai hi sinh giúp mình thì người đó phải thế (dùng mưu mô và bắp chuối). Hành động vong ơn bội nghĩa đến cùng cực phải là khi đẩy liên tục 3 mạng người (nhân viên tàu, trưởng tàu và cô bé Jin Hee) vào lũ xác sống, khiến chúng chậm chân để mình thoát thân.

Đại diện cho những người bề trên trong xã hội, có tất cả tiền tài danh vọng nhưng đánh mất nhân tính. Loại người này chiếm 20% nhưng (gần như) thao túng 80% xã hội. Đó cũng là lý do cả phim chỉ có một ông chú như vầy mà bao nhiêu nhân vật chính nghĩa phải đổ xuống ầm ầm -_-

#8 Hành khách toa tàu 15

“Người không vì mình trời tru đất diệt”

Toa 15 là một xã hội thu nhỏ. Có phe chính nghĩa và phe phản diện. Phản diện trong tình huống này là đẩy người sống sờ sờ vào chỗ chết, bằng mọi cách (bắp chuối và sự nhẫn tâm) từ chối cứu sống họ. VÌ lợi ích cá nhân mất đi lý trí phán đoán đúng sai và bị dư luận dắt mũi (ông chú COO), kết quả chỉ là tấm lá chắn nhất thời của thanh niên quyền lực ấy. Cuối cùng ăn cho đủ. Lá chắn chỉ nên làm tốt công việc của lá chắn.

#9 Giây thứ 89

– Không xác nhận được tình trạng nhiễm bệnh, thưa chỉ huy.
– Giết chết !

Gay cấn đến phút cuối cùng. Một lần nữa ranh giới giữa cứu người và cứu nhiều người hơn được tái hiện một cách đầy trăn trở.

_________________________________________________________________

MORE INFORMATION

Đạo diễn: Yeon Sang Ho
Diễn viên: Gong Yoo (bố soái ca), Soo Ahn (con gái), Ma Dong Seok (chồng), Jung Yu Mi (vợ), Choi Woo Sik (bạn nam), Ahn So Hee (bạn nữ), Shim Eun Kyung (cameo)…

Wikipedia: TRAIN TO BUSAN

Hậu trường phim TRAIN TO BUSAN (7 điều thú vị ít ai biết :”>)