💭 nghĩ

#HiểuMình cô gái Advocate trông như thế nào?

#HiểuMình (lại) là một chuỗi bài viết mình tự đối thoại với chính mình để biết rõ mình là người như thế nào, sống vì điều gì bằng cả một hành trình dông dài.

Bài viết này được viết trong dịp “đùng” một phát team Creative mình build & lead từ những ngày đầu biến mất vì agency chuyển đổi mô hình nhân sự, thực hiện cắt giảm hàng loạt để sống sót mùa dịch Covid năm thứ 2 (2021).

Trong cái tâm trạng rối bời, lạc lõng và hụt hẫng, mình vô cùng tự vấn mình đã là một leader như thế nào và định hình lối sống “sảng khoái, hạnh phúc” trong tương lai. Tất cả các khía cạnh nên dựa trên giá trị cốt lõi, niềm yêu thích, buồn chán và cả sự lười biếng.

Mình take test 16 Personalities và bùm, mình là ADVOCATE INFJ-T (kết quả đã không đổi trong vòng 02 năm). Và mình sẽ zoom in thật kĩ vào cái profile này bằng những case study thực tế mà mình rất tâm đắc.

? Dẫn link tới ADVOCATE Personality (INFJ-T) – Bài viết dựa trên thông tin và hình ảnh của 16Personalities


INFJ-T = Introvert x Intuition x Feeling x Judging x Turbulent

Hướng nội x Trực giác x Cảm xúc x Phán xét x Nguyên tắc x Biến động

Treat people as if they were what they ought to be and you help them to become what they are capable of being.

— Johann Wolfgang Von Goethe

Nôm na là: Kẻ đối xử với nhân loại như bản tính họ vốn là, khao khát giúp họ hoàn thiện phiên bản mà họ hướng đến.

Xin chào một tính cách hiếm có trên thế giới (chiếm 3% tổng dân số thế giới, có làm test ?), có thể tìm thấy ở những phiên bản tuyệt vời: Mother Teresa, Nelson Mandela, Martin Luther King, Jon Snow, Lady Gaga, etc.

Standing up for what’s right

“Nothing lights up Advocates like creating a solution that changes people’s lives”

Niềm vui xuyên suốt của mình dường như nằm ở những khoảnh khắc nhỏ kiểu “nói chuyện với chị xong em thấy sáng ghê”, “may quá mày không phán xét tao”, cặm cụi thay đổi từng chút nhỏ và thấy mọi người xung quanh hạnh phúc hơn. Có một dạo mình bị thu hút bởi “muộn phiền và khó khăn”, thế là mình dành hàng giờ để lắng nghe → thực hành khai mở → truyền động lực bằng những lời nói tích cực. Mọi thứ đến một cách bản năng, mình làm vì mình thấy nên làm, khi có thêm nhiều trải nghiệm sống hơn, mình nối tiếp bằng → gợi ý giải pháp → follow up hiệu quả của giải pháp, mình đem nó vào công việc, say mê và gần như không lúc nào mệt mỏi. Giúp mọi người giải quyết vấn đề đổi lại một ngày tốt lành có ích cho chính mình, quả là một món hời.

Ứng với niềm vui trong công việc #LàmManager và “đặc quyền” từ công việc này.

Haha, dưng mình cũng có một tính xấu là “lười làm” = chỉ thích gợi mở và định hướng cho các bạn làm chứ để mình tự thực hiện một việc gì, mình sẽ tồng ngồng vài canh giờ rồi tìm cớ trốn mất, và “lười cảm thông” = khi một người gay gắt với mình, công kích cá nhân không phân biệt lí lẽ, mình quay lưng bỏ đi, công ty sẽ có một vài nhân cách như vậy và mình lựa chọn nhắm mắt làm ngơ.

Connecting with Others (and Themselves)

“Advocates value deep, authentic relationships with others, and they tend to take great care with other people’s feelings”

Khi còn đi học, mình từng là đứa chơi tất tần tật với từng thành viên trong lớp. Khi đi làm trong môi trường công sở, mình từng là cô đồng nghiệp đáng mến chơi tất tần tật với từng thành viên trong công ty. Khi ở cộng đồng ngoài xã hội, mình từng thích mê khi được kết giao với nhiều người tai to mặt lớn, được người này người kia nhận ra và nhận những cái gọi là “đặc quyền thân thiết”. Điều đó có vẻ “là mình” khi mình lắng nghe và kết nối với mỗi bản thể độc đáo của mỗi người nhưng cũng có vẻ “không là mình” khi mình chỉ nhanh chóng lướt qua họ, rồi hời hợt định danh nhau bằng những chức vụ, công ty, thành tích, bla bla.

Và những người bạn thân thiết từng dứt khoát không qua lại với mình nữa, cùng một lí do rất chung là “vô tâm, hời hợt, phiền toái, hư danh, chỉ sống cho bản thân”, mỗi người trong số đó từng nói thẳng những lời này với mình hoặc lặng lẽ rời đi, ở lại là cái buồn và cú sốc của mình về “à hoá ra đây là cách người bạn thân nhất của mình cảm nhận về mình khi mình hoàn toàn không có những ý nghĩ như vậy, hay đây mới là con người thực của mình?” Trong toàn bộ trường hợp, thay vì giải thích hoặc thuyết phục cho rõ ngọn ngành, mình lựa chọn trốn đi với một miếng lớn tổn thương, sẵn lòng để họ ra đi vì họ muốn thế, họ xứng đáng với những mối quan hệ khác thay vì cố gắng thay đổi mình thành “người bạn phù hợp”. Mình tiếc những kỉ niệm đã từng có với nhau nhưng quả thực, mình thở phào.

Dần dà, mình thoải mái hơn với vài mối quan hệ thân tình, nhỏ xíu chẳng đao to búa lớn, họ yêu thích style ăn mặc chẳng đâu vào đâu của mình, chẳng vấn đề gì khi mình không thích kiếm tiền, chỉ rong chơi mà không thèm làm việc, chuẩn bị sẵn tiền mặt cho một đứa nghèo-kiết-lị là mình mà không mấy phiền, kiên nhẫn lắng nghe mình than phiền từ cái này đến cái kia mà không buồn phán xét. Thông cảm và thấu hiếu không học được qua sách vở, nó đến từ sự chân thành và trân trọng. Là khi chúng ta “được là chính mình” dù xấu xí, bẩn tính, gai góc thế nào đi nữa.

Thay vì được sinh ra là Advocate thì mình trải nghiệm đủ nhiều để trở thành Advocate thì đúng hơn, là khi mình nhận ra, người không thích mình thì đã không thích mình rồi, mình chỉ nên dành sự bận tâm cho người thích và trân trọng mình thôi, tuy hơi một màu dưng được cái nhẹ lòng ☺️

A personal mission: How can I fix inequity or unfairness?

Một câu chuyện buồn… cười. Ông ba mình hay nóng giận và chửi phong long, kiểu chửi của Chí Phèo ai nhụt thì nhụt, thế là ông chửi cả những người trong nhà và người đâu đâu, lí do thì vô lý rành rành và ảnh hưởng tới tâm trạng người xung quanh. Thế là mình hay nghiêm giọng nói rằng ông ba sai bét, không được chửi linh tinh, vậy là xấu tính đáng ghét + [lý luận văn học]. Thế là như mong đợi, nhiều lần ổng la làng đòi tống cổ mình ra khỏi nhà (nhưng không thành), lần nào cũng vậy và hai ba con la làng liên miên về quan điểm sống. Mình định thay đổi cách nghĩ nhưng mình phải suy nghĩ lại về cách nói.

Câu chuyện khác khi đi làm. Khi có một nhận xét một chiều hơi tiêu cực về một người hoặc một việc nào đó, cảm xúc đầu tiên trong lòng mình là tức giận phừng phừng, nhưng mình sẽ cố gắng nhẹ giọng “Còn em nghĩ khác, bla bla…” nhắc lại x3 lần để tiêm vào đầu người khác một góc nhìn đa chiều tích cực hơn mặc dù mình biết rõ dễ gì thay đổi cách một người trưởng thành nhìn thế giới. Khi có những lời đàm tiếu không xác thực, mình lựa chọn “vạch mặt nói thẳng” thay vì mềm mỏng nể nang như trước, mình học được cách nói “Không” và thể hiện rõ quan điểm của mình; và rất sẵn lòng với tranh cãi tích cực đóng góp để cùng tốt hơn và không tiếc gì bỏ đi khi một ai mập mờ con nai vàng ngơ ngác bằng mặt không bằng lòng, có làm tiếp cũng chẳng đến đâu về đâu.

Câu chuyện khác khi crush người ta. Lúc mới yêu vui biết bao nhiêu, cuối cùng cãi nhau bum ba là bum lên vì hello, inequity and unfairness, và dứt khoát say bye. Có lẽ cảm xúc cần được vun đắp dựa trên “sống đúng” còn mình vẫn tôn trọng cách sống, lets do bromance.

Dưng suy cho cùng, không phải là mình không ích kỉ và xấu tính. Ví dụ như khi mình miễn cưỡng làm một công việc không còn đam mê chỉ vì vài mục tiêu tài chính cuối năm = mình không thể đóng góp 100% tâm trí và năng lực = ích kỉ với bản thân và tội lỗi với cả công ty ấy. Hoặc khi mình tiếc rẻ một mối quan hệ chỉ vì lợi ích chứ mình vẫn không “sống thực”. Hoặc khi mình biết thế nào là đúng nhưng vẫn răm rắp đi làm điều ngược lại… Đôi lúc thì mình chỉ “muốn” thôi và mình không làm được rồi đổ cho cuộc sống nhiễu nhương.

Strengths — Điểm mạnh

  • Creative (Sáng tạo): Enjoy finding the perfect solution for the people they care about
  • Insightful (Thấu hiểu): Move past appearances and get to the heart of things. Understand people’s true motivations, feelings, and needs
  • Principled (Nguyên tắc): Be compelling and inspiring communicators, with their idealism persuading even the hardest of skeptics
  • Passionate (Đam mê): Single-mindedness and willingness to disrupt the status quo may not please everyone
  • Altruistic (Vị tha): Tend to think about how their actions affect others and behave in a way that will help better people’s lives

Weaknesses — Điểm yếu

  • Sensitive to Criticism (Nhạy cảm với những chỉ trích): When someone challenges their principles or values, Advocates may react strongly
  • Reluctant to Open Up (Không hề cởi mở): Find it difficult to open up and be vulnerable about their struggles, always think they need to solve the problems alone
  • Perfectionistic (Quá sức cầu toàn): might find it difficult to appreciate their jobs, living situations, or relationships if they’re continually fixating on imperfections and wondering whether they should be looking for something better
  • Avoiding the Ordinary (Thiếu nghị lực và sự kiên trì tủn mủn): Hard to break their big visions into small, manageable steps, they don’t turn their dreams into everyday routines and to-do lists. Without these specifics, their goals may never materialize
  • Prone to Burnout (Tịnh tiến tới kiệt sức): Exhaust themselves if they don’t find a way to balance their drive to help others with necessary self-care and rest

Một cô người yêu Advocate sẽ như thế nào?

Rõ ràng là một người khó tính, yêu cầu cao và hay rơi vào những mối quan hệ gay gắt. Advocate không chỉ đắm chìm trong cảm xúc yêu một cách thụ động mà tìm kiếm mối quan hệ dựa dẫm cùng nhau phát triển, quan trọng là cùng chung quan điểm, kết nối tuyệt vời cả mind, body, and soul. Dưng như một kết quả tất yếu, đâu dễ tìm được một perfect match như vầy nhỉ.

Rất có thể xuyên suốt những năm tháng “ế chỏng chơ”, thích một ai đó thì dễ nhưng có một mối quan hệ hoàn hảo về “mind, body, and soul” thì khó thật.

Đương nhiên mình đã từng thương một ai đó, thấu hiểu và trân trọng thật nhiều và không ngại thể hiện tình cảm đằm đậm vô cùng cute phô mai que, hết lòng hỗ trợ mong giúp được ít nhiều; chẳng là khi mối quan hệ đi vào lòng đất, va vào vài nguyên tắc sống “authentic” còn mình thì quá buồn lòng đến độ không thể tập trung vun vén cuộc sống cá nhân thì thực kì lạ, mình đảo bước bay biến khỏi đó khá nhanh, đau lòng nhoi nhói suốt hơn năm mà tuyệt không quay đầu lại. Đôi lúc mình nghĩ, à, chẳng có gì lớn hơn nguyên tắc của mình hết, mình chẳng thương ai nhiều bằng thương chính mình hết, vậy cho nhẹ lòng cũng tốt.

Và một con bạn Advocate dửng dưng?

“The most I can do for my friend is simply be his friend”

— Henry David Thoreau

Lịch sử bạn bè của mình cho thấy mình chưa từng là một người bạn tiêu chuẩn. Mình cũng không biết cách làm một người bạn tốt như thế nào. Trừ việc dành thời gian cho họ, lắng nghe, ham mê tháo gỡ những nút thắt và lèm bèm bên tai kiểu: “Ờ mày sống sao thì sống, lựa chọn gì tao cũng ủng hộ, miễn mày thấy vui là được”

Một người bạn không có tiêu chuẩn = dửng dưng. Mình sẽ không hỏi những câu “Ê lên chức chưa, tăng lương chưa” mà không giấu nổi sự đố kị (mình đố kị hoài à!) dưng mình thích học và làm những thứ mới mặc kệ nó có tới đâu hay không, nên sẽ tiêm được vào đầu mấy đứa bạn vài khoá học mới, kiến thức quanh ta hay chỉ là cảm hứng “Mé thích quá phải làm thử ngay, cùng lắm là fail cho bớt ngiu ngục dưng tao chắc là khum fail đâu”

Và một đứa bạn ít cưỡng cầu, một phần vì lười. Hi vọng mấy bạn chơi cho vui chứ không có thêm áp lực. Thì không vui thì chơi chi.

Khi Advocate đi dựng nên nghiệp lớn

Type là “nghiệp lớn” chứ thực ra trong hình dung đó là sự kiến tạo của một nhóm nhỏ người sống vui khoẻ, hạnh phúc với công việc họ làm và đủ đầy ý nghĩa của sự sống. Như một ngôi làng nhỏ trên núi, mình vừa dạy chữ cho lũ trẻ vừa nuôi một đàn cún lớn chạy long nhong khắp núi rừng. Nhưng cũng có thể nghiệp lớn theo đúng nghĩa đen của nó ^^

Nhóm công việc lí tưởng của một Advocate: counselor, psychologist, teacher, social worker, yoga instructor, and spiritual leader.

Advocate (với sự lanh lợi lươn lẹo, mình tự ý thêm thắt vào) có thể làm tốt ở nhiều lĩnh vực công việc. Nhưng dù ở đâu, họ vẫn bị thôi thúc bởi ý nghĩ và hành động hỗ trợ người khác, sáng tạo trong cách làm miễn sao đạt được mục đích. Dưng Advocate cũng rất kén môi trường làm việc, họ sẽ chật vật ngay đặc biệt với xu hướng làm việc độc lập và giới agency. Advocate khao khát tính chất behind-the-scene và bình ổn không cạnh tranh nhưng họ cũng sẵn sàng bỏ đi nếu vị trí đó không được công nhận và tạo ra sự khác biệt cho tổ chức.

Và một môi trường mà nhân viên không được nuôi dưỡng là điều không thể với Advocate. Ở một trong những công việc trước, không gian làm việc được bố trí với những dãy bàn san sát nhau, số 200 nhân viên gõ phím lạnh cạch đều đặn di chuột tạo nên cái không khí lành lạnh thiếu sức sống cùng với mức lương be bé, bóng đèn trên đầu mình lúc chớp lúc mờ bên cái ô cửa sổ bằng hai bàn tay. Thế là mỗi ngày thức dậy, mình thấy khó chịu thay cho những người đồng nghiệp, bóng đèn chớp tắt chạy trên màn tạo lập hình ảnh trong não bộ bên ô cửa sổ thao thức gọi “Mị còn trẻ, Mị muốn đi chơi” và haha, mình chẳng muốn đến công ty thêm một miếng nào nữa. Mình không nghĩ xấu về công ty, cũng chẳng kể lể với ai, chỉ là công ty không phù hợp với cá nhân mình thôi chứ vẫn nuôi dưỡng được ước mơ của mấy trăm con người.

Hình dạng của Advocate khi đi làm

Là kiểu người tránh xa chính trị công sở, không quan tâm lắm đến danh xưng chức vụ và nấc thang sự nghiệp, linh hoạt ngồi fit ở mọi vị trí. Dưng khó tính khi mong cầu được làm việc đúng với giá trị, nguyên tắc và đức tin của mình.

  • Advocate subordinates

Là một nhân sự nhỏ người, Advocate tìm kiếm một hình mẫu Manager open-minded và sẵn sàng lắng nghe ý kiến của mình. Advocate không ngại cống hiến hết mình, dốc hết khả năng cho phép nhưng vẫn ngại tranh luận, chỉ trích. Điều này khiến mình nhớ công việc chính thức đầu tiên trong đời, mình khó chịu khi thấy work của mình bị tự ý sửa lại mà không thông qua ý mình (pretty high ownership), cầm cái cục khó chịu đó mình book anh Senior một buổi “tâm hự riêng” cho rõ ràng, cãi nhau bum beng hồi ra kiểu tâm sự thiệt lòng, hiểu và được lắng nghe cái thấy hết khó chịu; ông anh ấy cũng kiểu dở thể hiện cảm xúc hệt như mình, hay đánh đấm dưng vẫn là my favorite senior so far (à vì sau đó mình còn được làm với cấp senior nào đâu T__T).

Hoặc qua một công ty khác, công việc đáng ghét thế nào cũng được, mình value tin nhắn kiểu “Hú anh ơi, nay em cảm thấy không ổn, ra café nói chuyện được không anh?” thế là được khiêng ra café trải lòng. Để chăm bẵm được một Advocate, thực cần nhiều sự kiên trì và cảm thông. Một thời gian sau, mình luôn ưu tiên làm việc với Male Manager, không phải vì phân biệt giới tính, nhưng Female Manager có hoocmon và nhiều lo lắng hơn, rất khó đảm đương “ca khó” này (khi làm Manager mình mới hiểu sơ sơ)

Rào cản chết người của Advocate là nhóm công việc có nguyên tắc khắc khe, quy trình nghiêm túc và đặc biệt, công việc lặp đi lặp lại.

  • Advocate colleagues

Advocate sẽ là kiểu đồng nghiệp được yêu thích và trân trọng vì tinh thần lạc quan, năng nổ, có năng lực và không ngại giúp đỡ mọi người.

Khi đi làm, mình luôn mong muốn được thể hiện chính kiến riêng và nhanh chóng được tin tưởng từ các cấp. Mình không ngại làm luôn việc của đồng nghiệp trong khả năng thực hiện của mình, nhưng mình không thể chấp nhận hiện tượng đẩy việc vì bất cứ lí do gì. Đôi lúc mình dành quá nhiều sự thông cảm cho tình huống cá nhân của đồng nghiệp, dân gian còn gọi là cả nể, dẫn đến việc công việc đi tong vì trễ timeline, trệt định hướng. Chỉ trích hay hối thúc luôn là điểm yếu của mình trong mọi trường hợp. Mình không sợ bị ghét, chẳng hiểu sao lời nói chỉ khó khăn khi vuột khỏi miệng mình thôi.

Dần dà mình nhận ra, làm việc với con người về mặt cảm xúc rất dễ, nhưng làm việc trên lý trí đầu mục công việc, thời hạn hoàn thành, tổng quan dự án thì rất khó. Sau khi mình cày hết khoá học Project management dưng mình làm mấy task quản lý vẫn dở ẹt. Phàm cái nào dở thì sẽ đâm ra ghét. Miết rồi mình phịa ra cái cớ công việc cứng ngắt để thuyết phục hệ thống nhận thức của mình, thay vì bảo với nó rằng, ôi vì mình làm không giỏi nên mình ghét nó vl.

  • Advocate manager

Một Advocate Manager ghét “lộng quyền”. Họ sẽ đối xử với mọi người trong team đồng đều ngang hàng thẳng vế chứ lười lắm không chia cao thấp, thay vì micromanage (quản lý tiểu tiết), họ thích trao quyền cho team member tư duy và hành động độc lập hơn (tôy đồ rằng phần lớn là vì lười =)))))

Điều tự hào nhất khi Advocate khi là Manager là khai phóng được tiềm năng của từng thành viên trong team, họ thích dành một-đống thời gian để nói chuyện, quan sát, thấu hiểu và ngẩn ngơ nghĩ về cách “kích hoạt tiềm năng”

Thời gian mới làm Manager, mình luôn chất vấn bản thân thế nào là một Manager tốt, việc build working system & process không có gì khó, mình quan tâm đến việc team member có phát triển được và hạnh phúc với công việc của mình không. Thế là mình từng lâm vào struggle Maker vs. Manager Mind kinh điển của người tự tay làm mọi thứ đến người quản lý đội nhóm, cho đến giờ thì mình vẫn để open-ended là một Maker Manager để tìm ra mô hình lý tưởng cho sự phát triển của đội nhóm.

Gần đây khi switch nhẹ từ Content sang Operation, big concern của mình cũng chuyển từ đội nhóm vài người sang tất thảy nhân sự của công ty. Nhiều thách thức khó khăn nhưng cũng đáng vui lòng tồng ngồng.

  • Advocate business owner

Một ý nhỏ insightful bổ sung cho đủ đầy. Khi một Advocate thích đứng behind the scene, thiên hướng hỗ trợ một leader thực thụ hơn là việc mình tự đứng ra lead, trở thành một business owner, founder hay bất cứ một cái gì, có thể thấy họ đã quá đuối sức ở môi trường công sở khô khan cứng nhắc rồi. Những giá trị, nguyên tắc, đức tin của họ không được trọng dụng, đồng điệu, ủng hộ và thoả sức nuôi dưỡng, họ nảy ra một ý tưởng “Nếu không ai làm thì mình sẽ là người làm, tự tạo ra một môi trường thoả chí”

Đó là mình năm 2020, quyết định sống một-năm Freelancing và Found a team: phewlab. Cùng một ý nghĩ và lý tưởng, dưng cuộc sống thì đâu dễ dàng gì, rồi mình trở lại làm cho công ty hiện tại và đôi lúc cũng struggle với những nguyên tắc sống của bản thân. Nhưng cảm xúc và trải nghiệm lúc ấy lại rất hay ho và xứng đáng ?


#HiểuMình để tìm về mình, để không bị cuộc sống và những hình mẫu của xã hội cuốn đi, biết mình là ai và sống cho riêng mình. Khi định hình là một Advocate, mình sẽ: tìm một công việc đau đáu “tính kết nối”, nung nấu những ý tưởng nhỏ về well-being, bắt đầu chuyên tâm hơn trong khoá học Psychology, lánh mình khỏi chốn thị thành và những ganh đua đời thường.

#HiểuMình (lại) là một chuỗi bài viết mình tự đối thoại với chính mình để biết rõ mình là người như thế nào, sống vì điều gì bằng cả một hành trình dông dài.